Có lẽ không ai biết được lịch sử của chiếc nhẫn: nó có từ bao giờ và từ nơi đâu? Chỉ thấy ngày nay người ta đeo nhẫn nhiều và cũng có nhiều loại nhẫn: nhẫn cưới trong hôn nhân, nhẫn của Đức Giám mục, nhẫn của nữ tu khấn Dòng, … Trong mỗi trường hợp nhẫn mang ý nghĩa khác nhau.
………………….
Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu
tượng sự ràng buộc của giữa hai con người, vững bền, lâu dài vĩnh viễn. Phải
chăng riêng điều này thực sự đã chứng tỏ sự hợp nhất của chúng ngay từ khoảnh
khắc ra đời.
Không chỉ đơn thuần là đồ trang sức, không chỉ mang ý nghĩa duy nhất là gắn kết hai tâm hồn đang yêu lại với nhau, chiếc nhẫn “ngự” trên ngón tay mang lại nhiều thông điệp hơn thế. Chiếc nhẫn không đơn thuần chỉ là một món quà tặng, mà nó còn là biểu hiện của tình yêu, sự ràng buộc, lòng trung thành, sự trung thực, tin tưởng lẫn nhau và quyết tâm gắn bó.
Nghĩ đơn giản, sẽ
chỉ là một món đồ trang sức không thể thiếu cho mỗi đám cưới; nhưng hiếm ai
biết rằng có cả một kho lịch sử đằng sau biểu tượng thể hiện cho sự ràng buộc
của hôn nhân ấy. Ngày nay có nhiều người đo tình yêu bằng sức nặng của kim
cương, cũng có những người lại nghĩ cần gì nhẫn cưới lằng nhằng, tấm lòng là chính, nhưng
nếu bạn biết hết được ý nghĩa của nhẫn cưới,
có lẽ bạn sẽ nghĩ khác.
Biểu tượng rõ ràng này gửi tới mọi người một
thông điệp không thể nhầm lẫn về tình trạng hôn nhân.
Tôi thật cảm động mỗi lần tham dự lễ cưới của ai đó. Mỗi lần chứng kiến lời đọc của vị Linh mục khi làm phép chiếc nhẫn, tôi cứ muốn rơi nước mắt: “Xin Thiên Chúa chúc phúc cho những chiếc nhẫn này mà hai người trao cho nhau để làm bằng chứng tình yêu và trung thành”. Như vậy, chiếc nhẫn tượng trưng cho tình yêu và lòng trung tín của hai người. Và rồi bầu khí thật linh thiêng khi hai người xỏ nhẫn cho nhau và đọc lời đoan hứa: “Anh (em) hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và trung thành của anh (em). Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Xỏ nhẫn cho nhau nói lên sự ràng buộc và trung thành
với nhau suốt đời. Chúng ta để ý xem hai chiếc nhẫn để sát vào nhau
sẽ thành hình số 8. Đấy là cái còng số 8 mà công an hay dùng để còng
tội phạm. Hôm nay hai người tự nguyện còng tay nhau mà không bao giờ
có thể tháo ra được.
Ngày xưa bố mẹ tôi nghèo, chẳng có nhẫn vàng để đeo, chỉ co đôi nhẫn bạc được ông bà sắm cho. Gần năm mươi năm qua bố mẹ tôi vẫn đeo nó mỗi ngày. Hồi nhỏ khi còn sống ở gia đình, tôi thấy có khi mẹ dùng nó để cạo gió cho Bố và cả anh em chúng tôi nữa mỗi khi bị cảm. Hồi ấy tôi cứ tin rằng tình yêu thương ấy làm cho cơn bệnh mau chóng phục hồi.
Ngày xưa bố mẹ tôi nghèo, chẳng có nhẫn vàng để đeo, chỉ co đôi nhẫn bạc được ông bà sắm cho. Gần năm mươi năm qua bố mẹ tôi vẫn đeo nó mỗi ngày. Hồi nhỏ khi còn sống ở gia đình, tôi thấy có khi mẹ dùng nó để cạo gió cho Bố và cả anh em chúng tôi nữa mỗi khi bị cảm. Hồi ấy tôi cứ tin rằng tình yêu thương ấy làm cho cơn bệnh mau chóng phục hồi.
Trong nghi lễ tấn phong, Đức tân Giám mục cũng được
đeo nhẫn, điều đó nói lên ý nghĩa ngài đã kết hôn với giáo phận nên phải luôn
trung thành với giáo phận được trao phó.
Các chị nữ tu khấn trọn cũng được đeo nhẫn để nhắc cho các chị là các chị đã được kết hôn với Chúa Giêsu nên suốt đời phải trung thành với Ngài nghĩa là phải luôn trung thành với những lời đã khấn hứa
……………….
Tôi cũng đeo một chiếc nhẫn ở ngón áp út của tay phải. Nó nhắc nhở tôi sự ràng buộc với lời cam kết tự nguyện ngày nào. Đường đi có đôi lúc mịt mờ, tôi cũng không được phép dễ dàng bỏ cuộc. Mang trong mình lời khấn nhỏ với Đấng Lang Quân, tôi cũng phải lớn lên hơn trong những suy nghĩ, chín chắn hơn trong những quyết định để rồi không phải mang nỗi ân hận muộn màng đáng tiếc .
Mỗi lần tôi trao Mình Thánh Chúa cho người khác, khi họ xòe bàn tay ra đón nhận, tôi có thói quen để ý quan sát chiếc nhẫn trên tay người ta. Tôi rất cảm phục những người đàn ông vẫn còn đeo chiếc nhẫn ấy. Họ dám chứng minh cho mọi người biết là họ đã thuộc về một người kia, và không ai có thể chiếm được trái tim của họ. Người phụ nữ dám đeo chiếc nhẫn ấy mỗi ngày cũng chứng tỏ cho mọi người biết họ là gái đã có chồng, là hoa đã có chủ.
Trung tín không phải là không bao giờ nghe thấy tiếng gọi bên bờ trúc nương dâu. Không phải người đã đeo nhẫn là không thấy hương thơm của bông hoa bên đường. Họ thấy nhưng là chỉ dừng lại ngắm nhìn và đi tiếp, không với tay ngắt bông hoa ấy vì họ biết bông hoa ấy đã có chủ.
Trong hôn nhân, hạnh phúc thường chỉ hiện diện trong
những ngày đầu của đời sống gia đình. Cuộc đời vốn không êm ả như nước mặt hồ thu mà có những sóng gió bão
táp. Người ta thường nói: bá nhân bá tính, không ai giống
ai, không thể có đồng nhất mà chỉ có hợp nhất trong đời sống vợ
chồng. Phải biết trước thế nào cũng xảy ra cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng
ngọt”, những sự trái ý, sự va chạm sẽ xẩy ra liên tiếp... Trong những trường
hợp này ta cần phải có sự NHẪN NHỤC. Nhẫn nhục là phải nhịn nhục
nhau, phải bỏ ý riêng của mình. Cho nên người ta mới nói là : đã
nhẫn thì phải nhục. Nhưng cái nhục ở đây là có ý thức, do tự nguyện. Vẫy
khi đeo nhẫn là tôi cũng phãi học chữ nhẫn cho cách cư xử của mình.
Trong cuộc sống nào cũng thế, không thiếu gì những khó
khăn, những gian nan thử thách, nhưng chúng ta biết rằng lúc nào cũng có Chúa
trong cuộc đời chúng ta, Ngài sẽ nâng đỡ an ủi, ban sức mạnh để chúng ta thắng
vượt vì qua sóng gió bão táp thì trời lại sáng, cuộc sống lại yên
vui. Chằng có con đường nào dẫn đến ngõ cụt. Có những đêm tối của tuyệt
vọng để ta biết ngóng chờ hừng đông đến trong hy vọng. Không có lối đường nào
mà không có ngưỡng vọng giải thoát. Có khi đêm tối lại là sự chuẩn bị cho một
ngày mai tươi sáng hơn.
Vấp ngã trên đường đi hay có lúc muốn rẽ quặt sang một
lối đi khác, điều đó không phải là sự phản bội lại con đường mình đang đi. Bội
phản là khi tôi cố tình không cố gắng bước tiếp nhưng vẫn nằm lì trên vũng lầy
của những cám dỗ ấy và nghe theo tiếng gọi uẩn khúc trong cõi lòng đầy mù tối
âm u lạnh lẽo và hoang vắng đang thì thầm.
Tôi hôn chiếc nhẫn trên tay mỗi ngày để nhắc nhở mình về lòng trung thành, về sự thủy chung với Đấng mà tôi đã kết ước. Ước gì ngày giã biệt cõi thế, tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện với chiếc nhẫn đơn sơ được trao ngày nào.
Tôi hôn chiếc nhẫn trên tay mỗi ngày để nhắc nhở mình về lòng trung thành, về sự thủy chung với Đấng mà tôi đã kết ước. Ước gì ngày giã biệt cõi thế, tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện với chiếc nhẫn đơn sơ được trao ngày nào.
Như tên của nó. Chiếc nhẫn "ngự" trên tay là mình học cách "nhẫn". Không người này thì người khác. Mỗi chiếc nhẫn khi "ngự" trên tay một ai đó sẽ có một ý nghĩa khác nhau. "Nhẫn" trong đời sống hôn nhân hay "nhẫn" trong đời sống Cộng Đoàn. Cảm nghiệm sâu xa được điều đó người được chiếc nhẫn "ngự" trên tay sẽ cảm thấy bình an, hạnh phúc. Xin Chúa chúc lành cho những ước muốn của Sr và cho những ước muốn của Sr thành hiện thực.
Trả lờiXóaP/s: Đó là suy nghĩ của con, có j sai xin Sr góp ý. Hihi.
Như tên của nó. Chiếc nhẫn "ngự" trên tay là mình học cách "nhẫn". Khi chiếc nhẫn "ngự" trên tay ai đó là người đó phải "nhẫn", "nhẫn" trong đời sống hôn nhân hay "nhẫn" trong đời sống Cộng Đoàn. Cảm nghệm sâu xa được điều đó người được chiếc nhẫn "ngự" trên tay sẽ cảm thấy được bình an, hạnh phúc. Xin Chúa chúc lành cho mọi ước nguyện của Sr và xin cho những ước nguyện ấy trở thành hiện thực.
Trả lờiXóaP/s: Đó là suy nghĩ của con, có j không đúng xin Sr sửa.